Anadol 100mg Inj H/5 ống 2ml

Anadol 100mg Inj H/5 ống 2ml

Hãng sản xuất:
Mã sản phẩm:
NC9300
Mô tả:
Anadol 100mg Inj H/5 ống 2ml
Thành phần: Tramadol 100 mg/ml
Điều trị đau trung bình tới đau nặng
Xuất xứ: Cambodia
Giá:
600.000 VND
Số lượng

Anadol 100mg Inj H/5 ống 2ml

  • Cách dùng:
    • Dung dịch pha tiêm Tramadol-hameln 50mg/ml có thể dùng tiêm chậm hoặc pha loãng trong dịch truyền để truyền.
  • Liều dùng:
    • Liều phải được điều chỉnh tùy theo mức độ nặng và sự nhạy cảm của từng bệnh nhân. Nên dùng liều tối thiểu có tác dụng giảm đau. Tổng liều không được vượt quá 400 mg/ngày, ngoại trừ trong những trường hợp đặc biệt.
    • Trừ khi có chỉ định khác, tramadol -hameln 50mg/ml nên được dùng như sau:
      • Người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên:
        • Liều thường dùng là 50 mg đến 100 mg mỗi 4-6 giờ.
        • Tiêm tĩnh mạch phải tiến hành thật chậm trong khoảng 2 – 3 phút.
        • Đối với đau hậu phẫu, dùng liều khởi đầu là 100 mg tiêm bolus. Trong vòng 60 phút sau liều ban đầu, dùng thêm 50 mg mỗi 10 – 20 phút, cho đến tổng liều 250 mg tính cả liều ban đầu. Những liều tiếp theo nên dùng 50 – 100 mg nhắc lại mỗi 4 – 6 giờ cho đến khi đạt tổng liều hàng ngày 400 mg.
      • Trẻ em: Thuốc tiêm Tramadol không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
      • Người bệnh lớn tuổi:
        • Không cần thiết điều chỉnh liều ở những bệnh nhân đến 75 tuổi mà không có biểu hiện lâm sàng suy gan hoặc thận. Ở những bệnh nhân lớn tuổi hơn 75 tuổi, sự đào thải có thể kéo dài. Do đó, nếu cần thiết, khoảng cách liều cần giãn ra tùy theo yêu cầu của bệnh nhân..
      • Bệnh nhận bi suy thận/ thẩm phân hoặc suy gan:
        • Ở những bệnh nhân suy gan và/ hoặc suy thận, sự đào thải tramadol bị kéo đài. Do đó, ở những bệnh nhân này việc kéo dài khoảng cách liều nên được xem xét cẩn thận tùy theo yêu cầu của bệnh nhân.
        • Chống chỉ định

          • Mẫn cảm với tramadol hay bắt cứ thành phần nào của thuốc.
          • Nhiễm độc cấp với rượu, thuốc ngủ, giảm đau, thuốc có gốc thuốc phiện và thuốc hướng thần.
          • Bệnh nhân sử dụng chất ức chế MAO (monoamino oxidase) hay vừa mới sử dụng trong vòng 14 ngày.
          • Bệnh nhân động kinh không thể kiểm soát trong điều trị.
          • Tramadol-hameln không được dùng trong điều trị cai nghiện.

          Lưu ý

          • Tramadol-hameln có thể được sử dụng sau khi được đánh giá kỹ nguy cơ và lợi ích và các biện pháp an toàn phù hợp trong trường hợp:
            • Nghiện các thuốc thuộc nhóm opioid.
            • Giảm ý thức không rõ nguyên nhân, bị sốc.
            • Suy trung tâm hô hấp và chức năng hô hấp.
            • Tình trạng gia tăng áp lực nội sọ sau chấn thương đầu hay bệnh não.
            • Suy chức năng gan hay thận.
            • Phải thận trọng trong điều trị bệnh nhân có mẫn cảm với thuốc có nguồn gốc thuốc phiện.
            • Những cơn động kinh đã được báo cáo sau khi sử dụng tramadol ở liều khuyến cáo. Có thể gia tăng nguy cơ khi sử dụng quá liều khuyến cáo hàng ngày (400 mg). Nếu điều trị đồng thời thuốc làm giảm ngưỡng động kinh, tramadol có thể gia tăng nguy cơ động kinh (xem phần tương tác thuốc).
            • Bệnh nhân bị động kinh hay có khuynh hướng động kinh chỉ nên điều trị với tramadol trong những trường hợp ngoại lệ cần thiết.
            • Tramadol ít gây lệ thuộc. Khi sử dụng kéo dài, có thể gây lệ thuộc thuốc về thể chất và tâm thần. Do đó, ở những bệnh nhân có khuynh hướng lạm dụng hoặc lệ thuộc thuốc, chỉ nên điều trị với Tramadol-hameln trong thời gian ngắn dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ.
            • Tramadol-hameln không phù hợp như là thuốc thay thế trong điều trị lệ thuộc các thuốc có gốc thuốc phiện. Mặc đù tramadol là thuốc đối kháng các thuốc có gốc thuốc phiện, nhưng không thể ngăn chặn triệu chứng cai nghiện morphin.
            • Tramadol-hameln không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
            • Sản phẩm chứa natri, nhưng ít hơn 1 mmol/ml (23 g natri), có thể được xem như là chứa hàm lượng natri không đáng kể.

          Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

          • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ.

          Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc

          • Ngay cả khi sử dụng theo đúng hướng đẫn, tramadol có thể gây buồn ngủ và chóng mặt. Do đó, có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Ảnh hưởng này thể hiện rõ khi phối hợp với các chất hướng tâm thần khác, đặc biệt là alcohol.

          Tác dụng phụ

          • Rối loạn tim mạch:
            • Ít gặp: ảnh hưởng trên sự điều tiết hệ tuần hoàn (đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tư thế, trụy tim mạch). Những tác dụng phụ này có thể xảy ra khi dùng đường tĩnh mạch và ở những, người bị căng thẳng.
            • Hiếm gặp: nhịp tim chậm, tăng huyết áp.
          • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
            • Hiếm gặp: thay đổi cảm giác thèm ăn
            • Chưa rõ: hạ đường huyết
          • Rối hoạn hô hấp:
            • Hiếm gặp: suy hô hấp, khó thở
            • Nếu vượt quá liều khuyến cáo và sử dụng đồng thời với các chất ức chế thần kinh trung ương khác, suy hô hấp có thể xảy ra.
            • Làm nặng thêm tình trạng bệnh hen đã được báo cáo, nhưng mỗi liên hệ nhân quả chưa được xác lập.
          • Rối loạn hệ thần kinh trung ương:
            • Rất thường gặp: chóng mặt
            • Thường gặp: nhức đầu, ngủ mơ màng,
            • Hiếm gặp: thay đỗi cảm giác thèm ăn, dị cảm, run, suy hôhấp, co giật kiểu động kinh, co cơ không, tự chủ, ngất.
            • Co giật chủ yếu xảy ra sau khi dùng liều cao tramadol, hay sau khi sử dụng đồng thời với các thuốc làm giảm ngưỡng động kinh.
          • Rối loạn tâm thần:
            • Hiếm gặp: ảo giác, lẫn, rối loạn giấc ngủ, lo lắng và ác mộng. Rối loạn tâm thần có thể xảy ra sau khi điều trị với tramadol với tính chất và cường độ thay đổi tùy theo từng cá nhân (phụ thuộc vào cá nhân và thời gian điều trị). Những rối loạn này bao gồm thay đổi tâm trạng (thường là kích động, thỉnh thoảng bồn chồn), thay đổi hành vi (thường giảm hoạt động, thỉnh thoảng gia tăng và thay đổi nhận thức và cảm giác (ví dụ: hành vi quyết định, rối loạn nhận thức). Lệ thuộc thuốc có thể xảy ra.
            • Các triệu chứng của hội chứng ngừng thuốc, tương tự như các triệu chứng xảy ra trong quá trình cai nghiện opiat, có thể xảy ra như: kích động, lo âu, căng thẳng, mất ngủ, tăng vận động, run và triệu chứng đường tiêu hóa. Các triệu chứng khác rất hiếm khi xảy ra khi ngừng dùng tramadol bao gồm: hoảng loạn, lo âu nặng, ảo giác, dị cảm, ù tai và các triệu chứng thần kinh trung ương khác thường (như sự nhầm lẫn, ảo giác, giảm nhận thức, hoang tưởng).
          • Rối loạn thị giác:
            • Hiếm gặp: co đồng tử, giãn đồng tử, mờ mắt.
          • Rối loạn tiêu hóa:
            • Rất thường gặp: buồn nôn
            • Thường gặp: táo bón, khô miệng, nôn.
            • Ít gặp: cảm giác bệnh, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa (chướng bụng, no hơi).
          • Rối loạn da và mô dưới da:
            • Thường gặp: đổ mồ hôi
            • Ít gặp: các phản ứng da như ngứa, phát ban, mày đay.
          • Rối loạn cơ xương và mô liên kết:
            • Hiếm gặp: yếu cơ.
          • Rối loạn gan mật:
            • Trong một vài trường hợp cá biệt, tăng enzym gan đã được báo cáo trong thời gian điều trị bằng tramadol.
          • Rối loạn thận và đường tiết niệu:
            • Hiếm gặp: khó tiểu, bí tiểu.
          • Rối loạn hệ miễn dịch
            • Hiếm gặp: phản ứng dị ứng (như khó thở, co thắt phế quản, thở khò khè, phù mạch) và sốc phản vệ.
          • Rối loạn chung:
            • Thường gặp: mệt mỏi
          • Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

          Tương tác

          • Ở những bệnh nhân vừa mới được điều trị với chất ức chế MAO (monoamino oxidase) trong vòng 14 ngày trước khi sử dụng pethidin, tương tác đe dọa tính mạng trên hệ thần kinh trung ương và chức năng hô hấp và tim mạch đã được ghi nhận. Một tương tác tương tự với chất ức chế MAO không thể loại trừ trong quá trình điều trị tramadol.
          • Sử dụng đồng thời tramadol với chất ức chế thần kinh trung ương, bao gồm alcohol, có thể làm tăng các tác dụng trên thần kinh trung ương.
          • Các kết quả nghiên cứu dược động học cho thấy khi sử dụng đồng thời hay trước đó sử dụng cimetidin (chất ức chế enzym) tương tác có ý nghĩa về mặt lâm sàng có thể không xảy ra. Khi sử dụng đồng thời hay trước đó sử dụng carbamazepin (chất cảm ứng enzym) có thể làm giảm tác dụng giảm đau và rút ngắn thời gian tác dụng.
          • Tramadol có thể gây động kinh và gia tăng khả năng gây động kinh của các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc(SSRI), chất kháng trầm cảm 3 vòng, chất ức chế tái hấp thu norepinephrin-serotonin (SNRI), thuốc an thần và những thuốc làm giảm ngưỡng động kinh khác (như bupropion, mirtazapin, tetrahydrocannabinol).
          • Sử dụng đồng thời tramadol và các thuốc nhóm serotoninergic như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrin (SNRI), chất ức chế MAO, chất chống trầm cảm 3 vòng và mirtazapin có thể gây nhiễm độc serotonin. Các biểu hiện của hội chứng serotonin gồm:
            • Tăng cơ tự phát
            • Giật rung cơ mắt, giật rung do kích thích với trạng thái kích động hay tiết mồ hôi.
            • Run và Tăng phản xạ
            • Tăng trương lực cơ và tăng thân nhiệt (> 38°C).
            • Ngừng sử dụng các thuốc serotonergic thường cải thiện tình trạng nhiễm độc nhanh. Điều trị tùy thuộc vào loại và mức độ nặng của triệu chứng.
          • Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời tramadol và dẫn chất coumarin (như warfarin) vì đã có báo cáo về việc tăng chỉ số INR kèm theo chảy máu nặng và bầm máu ở một vài bệnh nhân.
          • Những chất ức chế enzym CYP3A4 như ketoconazol và erythromycin có thể ức chế chuyển hóa tramadol (N- demethylation) và chất chuyển hóa có hoạt tính O-demethylated. Ý nghĩa lâm sàng của tương tác này chưa được biết.
          • Trong một số nghiên cứu, việc sử dụng thuốc chống nôn ondansetron (có cơ chế đối kháng thụ thể 5-HT3) trước và sau khi phẫu thuật làm tăng nhu cầu sử dụng tramadol để giảm đau sau phẫu thuật.

          Quên liều và cách xử trí

          • Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Không dùng liều thứ hai để bù cho liều mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Chỉ cần tiếp tục với liều tiếp theo.

          Quá liều và cách xử trí

          • Nếu quá liều xảy ra cần báo ngay cho bác sĩ, hoặc thấy có biểu hiện bất thường cần tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

          Bảo quản

          • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30°C.
          • Để xa tầm tay trẻ em.