Savi prolol 2,5 ( Bisoprolol Savi) H/30 viên (kiểm soát tăng huyết áp và đau thắt ngực)

Savi prolol 2,5 ( Bisoprolol Savi) H/30 viên (kiểm soát tăng huyết áp và đau thắt ngực)

Hãng sản xuất:
Mã sản phẩm:
TH36HN24
Mô tả:
Savi prolol 2,5 ( Bisoprolol Savi) H/30 viên
trong kiểm soát tăng huyết áp và đau thắt ngực.
Thuốc còn được dùng phối hợp với trị liệu chuẩn trên bệnh nhân suy tim mạn tính ổn định.
Giá:
136.000 VND
Số lượng

Savi prolol 2,5

Thành phần Savi Prolol 2,5

  • Bisoprolol ...................................2,5mg

Chỉ định Savi Prolol 2,5

  • Bisoprolol được dùng dưới dạng fumarat trong kiểm soát tăng huyết áp và đau thắt ngực.
  • Thuốc còn được dùng phối hợp với trị liệu chuẩn trên bệnh nhân suy tim mạn tính ổn định.

Cách dùng Savi Prolol 2,5

- Cách dùng: bisoprolol fumarat được dùng theo đường uống. Sự hấp thu thuốc qua đường

- Liều dùng:

  • Tăng huyết áp hay đau thắt ngực: Liều uống thường dùng của bisoprolol hemifumarat là 5 - 10 mg x 1 lần/ngày, khuyến cáo liều tối đa 20 mg/ngày.
  • Bệnh suy tim sung huyết: Liều uống khởi đầu của bisoprolol hemifumarat là 1,25 mg x 1 lần/ngày. Nếu dung nạp, có thể tăng gấp đôi liều sau 1 tuần, và sau đó tăng liều từ từ trong khoảng 1 - 4 tuần cho đến liều tối đa được dung nạp; liều không nên vượt quá 10 mg x 1 lần/ngày.
  • Liều dùng cho bệnh nhân suy gan và suy thận: Nên khởi đầu bisoprolol hemifumarat liều 2,5 mg/ngày và tăng liều từ từ trên bệnh nhân suy gan nặng hoặc suy thận (độ thanh thải creatinin < 40 ml/phút). Liều tối đa 10 mg/ngày cho cả đau thắt ngực và tăng huyết áp trên bệnh nhân suy gan nặng hoặc độ thanh thải < 20 ml/phút.tiêu hoá không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Chống chỉ định Savi Prolol 2,5

  • Suy tim cấp hoặc trong giai đoạn suy tim mất bù cần liệu pháp có tính hướng cơ.
  • Sốc tim
  • Blốc nhĩ thất độ II hoặc độ III (không đặt máy tạo nhịp)
  • Hội chứng nút xoang
  • Blốc xoang nhĩ
  • Nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút trước khi bắt đầu điều trị
  • Hạ huyết áp (áp suất tâm thu dưới 100 mm Hg)
  • Hen phế quản nặng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Giai đoạn cuối của bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên và hội chứng Raynaud
  • U tế bào ưa crôm không được điều trị
  • Nhiễm toan chuyển hóa
  • Mẫn cảm với bisoprolol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc